Menu
0
Trang chủ » TIN TỨC»NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

TIN TỨC

NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BLTTDS 2015 có tổng số 517 điều, được bố cục thành 10 phần,42 chương. So với Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành (sau đây gọi là BLTTDS 2004), Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTDS 2015) giữ nguyên 63 điều; sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều; bãi bỏ 07 điều; bỏ chương về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự; bổ sung các chương: Về thủ tục rút gọn; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công; yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu bay, tàu biển. Cụ thể BLTTDS 2015 có những nội dung sửa đổi chủ yếu như sau:

I.  NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (11 chương, Điều 1- Điều 185 )

1. Những nguyên tắc cơ bản (Chương II ):

Có 23 điều (từ Điều 3 đến Điều 25); giữ nguyên 2 điều, sửa đổi 21 điều.

Nhìn chung về Nguyên tắc chung tổng số điều tương tự như BLTTDS 2004; về tên điều của chương này cơ bản giữ nguyên như BLTTDS 2004. Tuy nhiên có một số điều được đặt tên lại cho phù hợp với nội dung của điều luật; về nội dung đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, trong đó đáng chú ý những nội dung sau đây:

1.1Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng

- Theo Hiến pháp năm 2013 thì các quyền con người, quyền công dân về dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật[1]; đồng thời Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp cho nên mọi tranh chấp, khiếu kiện, mọi yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về dân sự nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác (theo quy định của pháp luật) thì Tòa án  phải có trách nhiệm giải quyết, không được từ chối. Để tăng cừơng các biện pháp bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân Bộ luật dân sự năm 2015[2] đã quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vì vậy để đồng bộ với Hiến pháp, bộ luật và luật khác nên việc bổ sung quy định Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” là rất cần thiết

- Tuy nhiên, để tránh việc giải quyết tràn lan, không phải mọi khởi kiện, yêu cầu nào của cơ quan, tổ chức, cá nhân Tòa án cũng thụ lý giải quyết, BLTTDS đã giới hạn vụ việc chưa có điều luật để áp dụng mà Tòa án phải thụ lý giải quyết là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụngNhư vậy, Tòa án chỉ giải quyết các tranh chấp, các yêu cầu đối với quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (gọi chung là quan hệ dân sự); còn các tranh chấp, các yêu cầu khác không phải là dân sự thì Tòa án không thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Đối với các tranh chấp, các yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết mà chưa có điều luật quy định thì Tòa án phải căn cứ vào nguyên tắc sau đây:

+ Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự;

+ Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định tương tự pháp luật;

+ Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.

1.2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự

Để nâng cao trách nhiệm và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Toà án và Viện kiểm sát, phù hợp với quy định pháp luật khác, BLTTDS 2015 đã bổ sung các nội dung như sau:

- Quy định rõ nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự:

+ Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Bên cạnh việc quy định Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ, BLTTDS 2015 đã bổ sung trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật gia đình; sửa bí mật đời tư thành bí mật cá nhân.

- Quy định rõ về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người tiến hành tố tụng đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Điều 13).

1.3. Về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự

Để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự, BLTTDS 2015 đã quy định: “Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại” (Điều 20).

1.4. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

Nhằm thể chế hóa quan điểm cải cách tư pháp của Đảng về nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp[3], Đồng thời cụ thể hóa "nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm" đã được Hiến pháp quy định[4], theo tinh thần đó BLTTDS 2015 đã sửa đổi, bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử” xem đây là một trong những nội dung quan trọng của việc sửa đổi, bổ sung của BLTTDS. Nội dung của nguyên tắc nầy có những điểm chủ yếu như sau:

a) Việc tranh tụng được bảo đảm thực hiện từ khi khởi kiện thụ lý vụ án cho đến khi giải quyết xong vụ án; đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong các giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

b) Xác định rỏ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, đặc biệt là quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

- Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong các trường hợp xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ:

- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này. Đương sự phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, nếu không thực hiện các nghĩa vụ đó thì phải chịu hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật

c) Trong quá trình tố tụng và tại phiên Tòa các chứng cứ của vụ án phải được công khai trừ trường hợp không được công khai quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật tố tụng dân sự. Các đương sự đều có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập (trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai). Đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án (trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai)

Trong quá trình giải quyết, xét xử mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, Tòa án điều hành việc tranh tụng. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử phải: bảo đảm các đương sự thực hiện việc tranh tụng, chỉ hỏi những vấn đề mà người tham gia tố tụng trình bày chưa rõ, trong trường hợp cần thiết phải có thời gian thu thập thêm chứng cứ để đủ cơ sở giải quyết vụ án thì tạm ngừng phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.

2. Thẩm quyền của Tòa án (Chương III )

Có 3 Mục; 20 điều (từ Điều 26 đến Điều 45); trong đó bổ sung mới 5 điều; sửa đổi 15 điều.

2.1. Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án

- Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án(Mục 1 từ Điều 26 đến Điều 34): Tất cả 9 điều ở mục này đều được sửa đổi bổ sung; sửa đổi bổ sung thẩm quyền vụ việc dân sự cho phù hợp với các luật và bộ luật khác đã quy định. Trong đó, những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án  nhân dân, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung:

+ Giao dịch dân sự;

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính;

+ Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước;

+ Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai]; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

+ Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

+  Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.

+ Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam[9]

- Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

+ Tranh chấp về chia tài sản sau khi ly hôn.

+ Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo[10].

+ Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật[11]

- Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

+ Công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình[12].

+ Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

+ Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án[13].

+ Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.[14]

+ Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình[15].

- Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Đã sửa đổi, bổ sung nhằm làm rõ các tranh chấp về kinh doanh thương mại phù hợp với luật thương mại, Luật doanh nghiệp..., phân biệt giữa tranh chấp thương mại với tranh chấp dân sự. Cụ thể như sau:

+ Các tranh chấp về kinh doanh thương mại là những tranh chấp: phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại do luật thương mại điều chỉnh (không liệt kê những tranh chấp cụ thể như BLTTDS 2004); chủ thể là giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và các hoạt động đó các bên đều nhằm mục đích lợi nhận;

+  Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;

+ Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần[16]

- Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Nhằm khắc phục vướng mắc trong thực tiễn vì chưa có quy định rõ trong BLTTDS 2004 về thủ tục giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông là vụ hay là việc; đồng thời để tương thích với Luật doanh nghiệp và các luật khác nên BLTTDS 2015 đã bổ sung những việc dân sự về kinh doanh thương mại như sau:

+ Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.[17]

+ Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

- Để phù hợp với Luật lao động và các luật khác đối với những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Bộ luật đã sửa đổi, bổ sung như sau:

+  Đối với tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động nói chung phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi khởi kiện; Tòa án chỉ thụ lý giải quyết khi: hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng; hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định.

Riêng các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động không bắt buộc hòa giải trước khi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

* Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải;

* Về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

* Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

* Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

* Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội; về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế; về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm; về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

* Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm các tranh chấp sau đây:

*Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

*Tranh chấp về cho thuê lại lao động;

*Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;

*Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.

- Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

a) Để phù hợp với Bộ luật lao động, giải quyết tất cả các yêu cầu của của quan hệ lao động, BLTTDS đã bổ sung:

+ Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

+ Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

b) Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc ”Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Các điều luật từ Điều 26 đến Điều 33 đều có một khoản quy định Tòa án có trách nhiệm giải quyết các vụ việc dân sự khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

c) Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức có vi phạm pháp luật; so với điều 32a BLTTDS 2004 thì Điều 34 BLTTDS 2015 đã có những sửa đổi như sau:

- Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền và phải xem xét hủy quyết định cá biệt trái pháp luật có liên quan đến vụ việc dân sự đó, không cần phải có yêu cầu của đương sự[18]

- Quyết định cá biệt mà Tòa án có quyền và phải xem xét giải quyết trong vụ việc dân sự là:

+ Quyết định của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

+ Có liên quan đến vụ việc dân sự mà Tòa án đang giải quyết

- Khi xét thấy cần thiết phải xem xét việc hủy quyết định cá biệt, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định đó tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.

2.2. Thẩm quyền Tòa án theo cấp và lãnh thổ (Mục 2, chương III)

Có 8 điều từ Điều 35 đến Điều 42

Về thẩm quyền của Tòa án theo cấp và theo lãnh thổ cơ bản giữ nguyên như BLTTDS 2004. Đồng thời có sửa đổi bổ sung một số nội dung như sau:

2.2.1. Thẩm quyền Tòa án cấp huyện

- Các tranh chấp về dân sự (trừ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh), tranh chấp về hôn nhân, tranh chấp thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 và tranh chấp về lao động đều thuộc thẩm quyền Tòa án cấp huyện;

- Đối với những vụ việc yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thuộc thẩm quyền Tòa án cấp huyện.

2.2.2. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện

Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thể có một số Tòa chuyên trách[19] cho nên BLTTDS 2015 đã quy định thẩm quyền đối với Tòa chuyên trách của Tòa án nhân cấp huyện đối với việc giải quyết vụ việc dân sự như sau:

- Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của BLTTDS 2015

- Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của BLTTDS 2015.

- Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

2.2.3. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh có 6 Tòa chuyên trách[20] và theo Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử của Tòa gia đình và người chưa thành niên được thực hiện theo quy định của các luật tố tụng cho nên BLTTDS 2015 đã quy định:

- Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị;

- Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị;

- Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị;

- Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị;

2.2.4. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

- Đối với vụ án dân sự thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ cơ bản giữ nguyên như BLTTDS 2004, chỉ sửa đổi thẩm quyền đối với đối tượng tranh chấp là bất động sản “thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Việc sửa đổi này nhằm khắc phục hạn chế do BLTTDS 2004 quy định không rõ nên hiểu khác nhau về thẩm quyền Tòa án khi bị đơn ở “nơi này” bất động sản tranh chấp thì ở “nơi kia” thì thuộc về thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn cư trú hay Tòa án nơi có bất động sản là đối tượng tranh chấp.

- Đối với việc dân sự nhằm quy định rõ thẩm quyền tất cả các việc dân sự mà BLDS 2015 đã quy định; so với BLTTDS 2004, BLTTDS 2015 có những điểm mới bổ sung như sau:

+ Tòa án nơi có tài sản có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tài sản đó có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Tòa án nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ;

+ Tòa án nơi cư trú, làm việc của một trong những người có tài sản chung có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án;

+ Tòa án nơi người yêu cầu cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án;

+ Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

+Tòa án nơi có trụ sở của doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên;

+ Tòa án nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đó vô hiệu;

+ Tòa án nơi xảy ra cuộc đình công có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

+ Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển được thực hiện theo quy định tại Điều 421 của Bộ luật này.

- Để tránh việc thay đổi thẩm quyền không cần thiết mà thực tế đã áp dụng trong trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của BLTTDS về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự thì Tòa án đó tiếp tục giải quyết.

2.3. Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

Để có cơ sở giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng, BLTTDS đã bổ sung mới 3 điều từ Điều 43 đến Điều 45 với nội dung như sau:

2.3.1.Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án, trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

Thẩm quyền theo cấp và theo lãnh thổ của Tòa án thụ lý, trình tự, thủ tục, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện như trường hợp đã đã có điều luật quy định;

2.3.2. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

Khi giải quyết các vụ việc dân sự mà chưa có điều luật làm căn cứ giải quyết thì được theo trình tự như sau:

- Áp dụng tập quán;

Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.

Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định Bộ luật dân sự.

Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc.

- Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau:

Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng.

Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

- Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng được thực hiện như sau:

Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, điều luật tương tự.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố.

Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiết hành tố tụng (chương IV)

Có 17 điều (từ Điều 46 đến Điều 62), trong đó, bổ sung mới 4 điều, sửa đổi 13 điều.

Về cơ quan tiến hành tố tụng giữ nguyên như BLTTDS 2004

Về người tiến hành tố tụng đã sửa đổi bổ sung và những  quy định mới như sau:

3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án

Ngoài những nhiệm vụ quy định như điều 40 BLTTDS 2004, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung những nhiệm vụ, quyền hạn mới như sau:

- Kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án[21];

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này[22];

- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên.

Để phù hợp với Luật tổ chức Tòa án, đáp ứng yêu cầu đổi mới đối với việc giải quyết các vụ tranh chấp về hôn nhân và gia đình là trước khi hòa giải, Thẩm phán, Thẩm tra viên (được Chánh án phân công) phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp đề nghị Tòa án giải quyết ly hôn; đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi cần thiết phải thu thập các tài liệu chứng cứ để làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì vậy BLTTDS 2015 đã quy định khi được Chánh án Tòa án phân công tham gia giải quyết vụ việc dân sự thì Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây[23]

- Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;

- Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án;

- Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này;

- Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.

3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên

Ngoài những nhiệm vụ quy định như BLTTDS 2004, đã bổ sung những nhiệm vụ mới như:

- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này;

- Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của BLTTDS;

-. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

- Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật;

- Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;

3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên

Để phù hợp với Lật tổ chức VKSND năm 2014, BLTTDS 2015 đã bổ sung khi được phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:[24]

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;

- Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát;

- Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

3.5Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi và quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

Để tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn, BLTTDS 2015 đã bổ sung về thủ tục thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên như sau:

3.5.1. Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

-Trước khi mở phiên tòa, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên.

- Tại phiên tòa, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

3.5.2. Quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

- Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

Việc thay đổi Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.

- Tại phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.

Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Việc cử Kiểm sát viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

- Việc thay đổi Kiểm sát viên khi giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 368 của Bộ luật này.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khác thay thế và thông báo bằng văn bản cho Tòa án.

4. Thành phần giải quyết vụ việc dân sự (Chương V )

Có 5 điều (từ Điều 63 đến Điều 67); trong đó bổ sung mới 1 điều, sửa đổi 4 điều.

Nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013[25], đáp ứng yêu cầu xét xử theo thủ tục rút gọn, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên và các tranh chấp lao động; đồng thời khắc phục những khó khăn trong thực tiển xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm là vì BLTTDS 2004 quy định việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm do toàn thể Hội đồng thẩm phán, Ủy ban thẩm phán tiến hành, phiên hợp phải có ít nhất 2/3 thành viên tham gia, cho nên nhiều vụ đơn giản, rõ ràng nhưng phải xét xử với thành phần cả toàn thể thành viên Hội đồng thẩm phán, Ủy ban thẩm phán làm cho Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao lúc nào cũng phải ở trong tình trạng quá tải, nhiều kháng nghị chậm đưa ra xét xử. Cho   nên BLTTDS 2015 sửa đổi, bổ sung quy định:

4.1. Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

- Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Riêng xét xử theo thủ tục rút gọn do một thẩm phán tiến hành.

- Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.

- Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.

4.2 Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán; riêng xét xử theo thủ tục rút gọn do một thẩm phán tiến hành.

4.3. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự

- Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

5. Người tham gia tố tụng (Chương 6) ;

Có 2 mục, 23 điều (từ Điều 68 đến Điều 90), trong đó giữ nguyên 2 điều; sửa đổi 21 điều. Cụ thể:

5.1. Đương sự trong vụ việc dân sự

Việc xác định đương sự và quy định rõ, đầy đủ quyền nghĩa vụ của đương sự là một trong những nội dung quan trọng cần sửa đổi, bổ sung của BLTTDS 2015 nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tranh tụng trong quá trình tố tụng.

5.1.1. Đương sự trong vụ việc dân sự

Ngoài việc giữ nguyên đương sự trong vụ án dân sự như BLTTDS 2004, BLTTDS 2015 đã bổ sung đương sự đối với việc dân sự như sau:

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp khi giải quyết việc dân sự xét thấy có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.

5.1.2. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay do pháp luật tố tụng chưa quy định đầy đủ về nghĩa vụ của đương sự nên đã gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xử lý những tình huống cụ thể làm cho vụ án bị kéo dài. Đồng thời để đủ điều kiện thực hiện việc tranh tụng trong quá trình tranh tụng cần quy định đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của đương sự như quyền thu thập chứng cứ, được biết những chứng cứ do các đương sự khác giao nộp hoặc do Tòa án thu thập... Vì vậy BLTTDS 2015 đã bổ sung:

- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;

- Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;

- Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án;

- Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụviệc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản;

- Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ giữ bí mật theo quy định BLTTDS

- Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ giữ bí mật theo quy định BLTTDS

Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ;

- Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy đ

Bạn chỉ cần gọi : 0914 126 918